Thủ tục bổ sung nghành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư

Bạn đang tìm hiểu về Thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư? Bạn muốn tìm một dịch vụ tư vấn bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư có uy tín? Hãy đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn hoàn tất các thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư nhanh nhất. Đến với chúng tôi bạn sẽ thực sự cảm thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ cũng như phong cách phụ vụ của đội ngũ nhân viên công ty.

Thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấ chứng nhận đầu tư

HỒ SƠ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ TRONG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ GỒM:

1. Bản đăng ký/đề nghị bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư;    
2. Biên bản họp và quyết định về việc thay đổi thành viên của: Chủ sở hữu Công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty (đối với Công ty TNHH 1 thành viên); Hội đồng thành viên Công ty (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên); Hội đồng quản trị (đối với Công ty Cổ phần);    
3. Bản sao giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;    
4. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền;    
5. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và các chức danh quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 13 điều 4 của Luật Doanh Nghiệp    
6. Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).    
7. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu MĐ-1 của Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2009; Bản đăng ký nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu; Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động (trường hợp bổ sung thực hiện quyền phân phối, xuất nhập khẩu).    
8. Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường (trường hợp bổ sung ngành nghề có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)    
9. Phụ lục sửa đổi điều lệ;    
10. Phụ lục sửa đổi Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét